Bạn đang khổ sở vì hôi nách? Đừng lo, Luxkin sẽ chia sẻ những bí quyết và phương pháp trị hôi nách hiệu quả, an toàn và dứt điểm ngay tại nhà.
1. Hôi nách là gì?
Hôi nách là vấn đề khá nhạy cảm và thường khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin, lo lắng khi ở gần người khác.
Đây là bệnh lý tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nhưng lại gây ra tâm lý tự ti, e ngại khi phải tiếp xúc với người khác. Mùi hôi sẽ càng trở nên nặng nề hơn khi vào tiết trời nắng nóng, đổ mồ hôi nhiều hơn hoặc vào tiết trời hanh khô.
2. Nguyên nhân gây hôi nách
Tuyến mồ hôi:
- Tuyến apocrine: Đây là loại tuyến mồ hôi nằm ở vùng nách, bẹn và xung quanh cơ quan sinh dục. Tuyến apocrine tạo ra mồ hôi có chứa protein và axit béo, khi tiếp xúc với vi khuẩn trên da sẽ tạo ra mùi hôi đặc trưng.
- Tuyến eccrine: Tuyến eccrine có mặt trên khắp cơ thể và tạo ra mồ hôi không mùi, chủ yếu để điều hòa nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, mồ hôi từ tuyến eccrine cũng có thể góp phần vào mùi hôi nách nếu có quá nhiều mồ hôi hoặc nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
Vi khuẩn:
- Vi khuẩn trên da là yếu tố quan trọng gây ra mùi hôi nách. Khi mồ hôi tiếp xúc với vi khuẩn, chúng sẽ phân hủy các chất trong mồ hôi và tạo ra các hợp chất có mùi hôi.
Chế độ ăn uống:
- Một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến mùi mồ hôi, bao gồm:
- Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, cà ri,… có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn.
- Thực phẩm có mùi nồng: Hành, tỏi, măng tây,… có thể làm mùi mồ hôi trở nên nồng hơn.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các loại thực phẩm này có thể làm tăng tiết mồ hôi và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Vệ sinh cá nhân:
- Vệ sinh cá nhân không đúng cách là một trong những nguyên nhân chính gây ra mùi hôi nách. Nếu bạn không tắm rửa thường xuyên hoặc không làm sạch vùng nách kỹ càng, mồ hôi và vi khuẩn sẽ tích tụ lại và gây ra mùi hôi.
5. Yếu tố tâm lý:
- Stress, căng thẳng và lo lắng có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn, dẫn đến tăng tiết mồ hôi và gây ra mùi hôi nách.
Yếu tố di truyền:
- Một số người có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn hoặc có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn do yếu tố di truyền.
Bệnh lý:
- Một số bệnh lý như tiểu đường, béo phì, bệnh về tuyến giáp,… cũng có thể gây ra mùi hôi nách.
Thay đổi nội tiết tố:
- Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, chẳng hạn như trong giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh, cũng có thể ảnh hưởng đến mùi hôi nách.
3. Các phương pháp trị hôi nách tại nhà
Dùng phèn chua
Phèn chua là một dạng muối kép có công thức KAl(SO4)2, tồn tại ở dạng tinh thể và có thể hấp thu nước.
Phèn chua là một phương pháp tự nhiên để điều trị hôi nách khá hiệu quả do tính chất hút ẩm sẽ giúp vùng nách khô, thoáng.
Cách làm: rang phèn chua, tán thành bột. Khi tắm xong thì chà xát từ 2 đến 3 phút rồi rửa sạch.
Chanh
Axit citric trong nước cốt chanh có tác dụng diệt khuẩn, tẩy tế bào chết, hạn chế tăng tiết mồ hôi qua đó giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn gây mùi.
Cách dùng: hòa nước cốt chanh với nước theo tỉ lệ 1:1 rồi bôi lên nách hoặc có thể cho vào bình xịt và xịt lên da.

4.Các phương pháp chữa hôi nách
Sử dụng serum Trị Hôi Nách/Hôi Chân Thomnec

Công dụng của Sản phẩm:
- Giúp làm thơm, giữ cho vùng da dưới cánh tay luôn khô thoáng.
- Khử mùi hôi chân, góp phần ngăn ngừa sự phát triển vi khuẩn gây mùi.
- Giúp làm mờ các vết thâm da, cho da vùng nách sáng mịn hơn.
Bảng thành phần ưu việt:
- Chiết xuất trầu không: có khả năng diệt khuẩn tốt, kháng viêm, trị mụn, trị gàu, ngứa…
- Chiết xuất cam thảo: làm dịu và dưỡng ẩm cho da
- Chiết xuất cúc la mã: kháng viêm làm dịu vùng da bị sưng, tăng cường hệ miễn dịch, khử trùng, diệt khuẩn
- Chiết xuất bạch chỉ: làm lành vết thương, giảm đau nhanh chóng
- Chiết xuất kim ngân hoa: kháng viêm , kháng khuẩn
- Tinh dầu gừng: chống viêm, sát khuẩn tự nhiên , tránh tình trạng ra mồ hôi trộm.
Bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm khác: Xem thêm
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức về hôi nách, đặc biệt là một số phương pháp điều trị tình trạng này. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!